Trong bảng thông số kỹ thuật, mỗi động cơ sẽ có một dải những kích thước chân vịt khác nhau, ví dụ: Máy 150HP – có thể sử dụng chân vịt từ 15” – 27,5” hay máy 20HP – chân vịt sử dụng 7” – 12”. Vậy làm thế nào để chọn được chân vịt phù hợp với tàu thuyền và tối ưu với mục đích sử dụng, hãy cùng Suzuki tìm hiểu qua bài viết sau.
DANH MỤC
1. Chân vịt – nhỏ nhưng quan trọng
Chân vịt là bộ phận chuyển công suất động cơ thành lực đẩy giúp cano, thuyền di chuyển. Lựa chọn chân vịt phù hợp với động cơ và thuyền của bạn vô cùng quan trọng, nó giúp tối ưu được hiệu suất hoạt động và nhiên liệu. Một chân vịt tối ưu sẽ giúp tàu tăng tốc nhanh hơn, đạt vận tốc cao hơn, nhiên liệu sử dụng hiệu quả hơn, máy duy trì bền hơn.

Chân vịt Suzuki
Để thiết kế một chân vịt cho máy ngoài, nhà sản xuất cần tính toán kĩ lưỡng các thông số phức tạp để phù hợp với các dòng máy khác nhau. Tuy nhiên 2 thông số quan trọng nhất cho việc lựa chọn chân vịt tối ưu là: đường kính chân vịt (Diameter) và bước chân vịt (Pitch).
- Đường kính (Diameter) chân vịt là đường kính của hình tròn được tạo ra khi chân vịt quay, thể hiện độ lớn của chân vịt, được xác định bằng cách đo bán kính từ tâm chân vịt đến đầu cánh chân vịt rồi nhân hai. Đường kính chân vịt được thiết kế và tính toán dựa trên các yếu tố kĩ thuật như kích thước động cơ, kết cấu hộp số, công suất và tốc độ (RPM) của động cơ.

- Bước chân vịt (Pitch) là khoảng cách lí thuyết mà 1 cánh chân vịt di chuyển xuyên qua nước về phía trước khi nó quay được 1 vòng và được tính bằng đơn vị Inch. Ví dụ chân vịt có bước 18″ thì khoảng cách lí thuyết chân vịt sẽ di chuyển được là 18″( 457,2mm) trong mỗi vòng quay của nó. Tuy nhiên trên thực tế sẽ có sự khác biệt giữa khoảng cách lí thuyết mà chân vịt di chuyển và khoảng cách thực tế mà thuyền di chuyển được. Sự khác biệt này thể hiện qua hệ số trượt chân vịt và nó phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng thuyền , điều kiện nước, kiểu chân vịt…. Hệ số trượt càng thấp thì chân vịt hoạt động càng hiệu quả và tốc độ càng nhanh ở cùng 1 vòng tua nhất định của động cơ.

Hai thông số này thường đước thể hiện dưới dạng n x DD x PP trong đó n là số cánh quạt, DD là đường kính (inch), PP là bước chân vịt (inch).

Chân vịt Suzuki
Ví dụ: Khi chúng ta mua máy 30HP của hãng bất kỳ, đi theo máy là 1 chân vịt gắn sẵn, thông số ghi trên đó là 3 x 10 1/4 x 10, nghĩa là chân vịt 3 cánh, đường kính 10,25 inch, pitch 10 inch. Sau khi gắn vào thuyền, động cơ sẽ hoạt động tốt và chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm vì đây là chân vịt với kích thước mà nhà sản xuất cung cấp. Và dĩ nhiên động cơ vẫn sẽ hoạt động ổn định vì đây là loại tiêu chuẩn cho sức tải trung bình và tốc độ trung bình ứng với công suất máy đó.
Tuy nhiên, khi ta cho tàu tải nặng hơn thì cần lắp chân vịt dành cho tải nặng, nếu tải nhẹ hơn thì lại nên lắp loại dành cho tải nhẹ để đạt được hiệu suất tối ưu nhất. Vậy phương pháp nào chọn chân vịt tối ưu nhất cho tàu?
2. Nguyên tắc chọn chân vịt phù hợp với tàu và mục đích sử dụng
Hãy luôn nhớ nguyên tắc:
Thuyền có tải trọng nhẹ hơn thường sử dụng chân vịt lớn hơn trong khi thuyền tải trọng nặng hơn thường yêu cầu chân vịt nhỏ hơn.
Ban đầu nghe nguyên tắc có vẻ ngược, tuy nhiên về nguyên lý thì đúng là như vậy:
- Khi đường kính chân vịt lớn hơn sẽ giúp khả năng tăng tốc nhanh hơn, lực đẩy mạnh hơn và bước (pitch) lớn hơn sẽ giúp đạt tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, mỗi máy vận hành ở một vòng tua tối đa (RPM) khác nhau với công suất khác nhau.
- Vì vậy, nếu sử dụng chân vịt lớn với thuyền có tải nặng, động cơ sẽ không đạt được vòng tua tối đa dẫn đến tình trạng quá tải, tiêu tốn nhiên liệu, giảm tuổi thọ của máy. Và ngược lại, sử dụng chân vịt nhỏ với thuyền có tải nhẹ sẽ khiến động cơ bị dư tải, không đạt được tốc độ mong muốn.

Nguyên tắc chọn chân vịt
Chính vì nguyên lý trên, khi tư vấn khách hàng, đội ngũ Suzuki Marine luôn tìm hiểu về thông số kĩ thuật của tàu, thuyền; mục đích sử dụng của khách hàng để có thể tư vấn lựa chọn động cơ gắn ngoài có công suất phù hợp và chân vịt đi kèm tối ưu.
Bên cạnh đó, khi lắp đặt động cơ mới cho khách hàng đội ngũ kĩ thuật của Suzuki sẽ tiến hành chạy thử tải để đánh giá hiệu suất hoạt hoạt động của động cơ, đảm bảo chân vịt được lựa chọn là tối ưu nhất với tàu, thuyền của khách hàng. Nếu xét thấy chân vịt đang hoạt động không đảm bảo hiệu quả tối ưu, Suzuki Marine Việt Nam cam kết đổi chân vịt tối ưu nhất mà KHÔNG phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
Việc thay chân vịt là vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Vì vậy, với những khách hàng sử dụng cano, tàu với nhiều mục đích khác nhau, hay di chuyển xa; tải nặng thì nên cân nhắc trang bị nhiều hơn 1 chân vịt với kích thước khác nhau để thay thế khi cần thiết giúp sử dụng máy được tối ưu.
Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn giải đáp, hãy liên hệ với Bộ phận Kĩ thuật của Suzuki Marine Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất!
Trụ sở chính
180/43 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline
0888 599 691 – (028) 6289 9737
info@suzukimarine.vn